Tủ gỗ ép bị mốc phải làm sao để xử lý hiệu quả?

Ngày đăng: 2020-12-10 22:40:19

Nhắc đến tủ gỗ ép như tủ quần áo, tủ hồ sơ, tủ tài liệu,… đều là những dòng sản phẩm đang rất được ưa chuộng hiện nay tại thị trường tiêu dùng nước ta. Bởi chúng không chỉ đẹp, đáp ứng tôi ưu cho nhu cầu của người dùng mà còn sở hữu mức giá vô cùng phải chăng so với các sản phẩm được gia công từ gỗ tự nhiên. Tuy được đánh giá là ít cong vênh, nấm mốc hơn so với các mẫu tủ gỗ tự nhiên. Nhưng do đặc trưng về thời tiết nước ta nên tình trạng tủ gỗ ép bị mốc cũng không phải là điều gì hiếm quả. Tuy nhiên, tủ gỗ ép bị mốc phải làm sao để xử lý hiệu quả mới là câu hỏi khiến nhiều người phải đau đầu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nấm mốc ở tủ gỗ ép

Tủ đồ gỗ ép là các sản phẩm nội thất được gia công từ gỗ công nghiệp, đây là một trong những chất liệu thi công đang nhận được những đánh giá tích cực trên thị trường. Về cơ bản chúng được tạo từ những vụn gỗ nhỏ liên kết với những loại keo đặc dụng để tạo nên các tấm gỗ chắc chắn để áp dụng cho việc gia công, tạo kiểu. Thêm vào đó với mức giá phải chăng, không đắt đỏ nên dòng sản phẩm này đã đánh đúng vào tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nấm mốc ở tủ gỗ ép

Tuy nhiên, không xét đến vấn đề về chất lượng trong quá trình sử dụng theo phản ánh và thực tế sử dụng của chúng tôi vẫn thấy xuất hiện tình trạng bị nấm mốc. Ẩm mốc kéo dài là nguyên nhân chính gây mối mọt làm giảm độ bền, tuổi thọ của sản phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Thứ nhất – khí hậu: Khí hậu ở Việt Nam đặc trưng là nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa Xuân và mùa Thu, độ ẩm trong không khí lúc này thường xuyên đạt mức 70% - 80%. Trong khi đó, độ ẩm lý tưởng cho các sản phẩm từ gỗ nói chung chỉ trong khoảng 40% - 50% mà thôi. Nên vào các thời điểm này thì các vi khuẩn nấm mốc sẽ sinh trưởng một cách mạnh mẽ nhất.

Thứ hai – gỗ không được xử lý chống ẩm: Gỗ ép cũng được phân ra thành rất nhiều loại, chủ yếu sẽ là gỗ thường và gỗ chống ẩm. Tất nhiên, không phải tất cả các loại gỗ ép được được xử lý công nghệ chống ẩm sẽ đều đảm bảo vấn đề này 100%. Tuy nhiên, ở những loại gỗ ép không được xử lý chống ẩm thì tình trạng nấm mốc tấn công tủ của bạn chắc chắn sẽ xảy ra cao hơn.

Thứ ba – sử dụng và bảo quản không đúng cách: Rất nhiều người thường chăm chỉ vệ sinh, lau chùi tù gỗ ép thường xuyên như không hiểu sao tình trạng này vẫn xuất hiện. Bởi trên thực tế cách sử dụng và bảo quản của bạn đôi khi không đúng cách chút nào. Điển hình đó là dùng khăn quá ướt để lau trực tiếp lên bề mặt sản phẩm.

Thứ tư – cất quần áo, đồ dùng vẫn còn ẩm vào tủ: Để quần áo, giầy dép chưa khô vào tủ hoặc quần áo, giầy dép bẩn vào tủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tủ gỗ ép của bạn bị mốc.

Tủ gỗ ép bị mốc phải làm sao để xử lý hiệu quả?

Tủ gỗ ép bị mốc phải làm sao? hay tủ quần áo bị mốc phải làm sao? là vấn đề mà rất nhiều thường gặp phải. Đối với các sản phẩm bằng gỗ nói chung thì đây cũng là điều khiến chúng ta phải lo lắng nhất. Khi xuất hiện tình trạng này ở các mẫu tủ gỗ ép ngay lúc này chúng ta cần phải tìm kiếm một cách xử lý an toàn và hiệu quả nhất.

Xử lý tủ gỗ ép bị mốc bằng cồn/ rượu

Xử lý tủ gỗ ép bị mốc bằng cồn/ rượu

Đây là cách xử lý tủ gỗ ép rất ít người biết đến, nhưng lại mang đến hiệu quả không hề thấp chút nào. Thay vì chọn các chất hóa chất độc hại như thuốc tẩy mốc gỗ hay borax để loại bỏ nấm mốc cho tủ quần áo, bạn nên chọn những cách tự nhiên, thân thiện môi trường và không gây hại cho gia đình hay thú cưng. Hãy xịt cồn trực tiếp hoặc là rượu lên khu vực bị mốc và để như vận trong suốt 10 phút để cồn có thể ngấm sâu vào các vết nấm mốc và ăn mòn chúng đi. Sau khi đã để đủ thời gian thì hãy dùng một miếng khăn ướt lau sạch vị trí mốc bên trên và dùng vải khô để lau lại một lần nữa cho sạch.

Xử lý tủ gỗ ép bị mốc bằng cách phơi nắng

Xử lý tủ gỗ ép bị mốc bằng cách phơi nắng

Khi xuất hiện tình trạng này chắc chắn chúng ta sẽ cần phải làm sạch về mặt bằng khăn lau, tuy nhiên để giải quyết tận gốc những vi khuẩn cứng đầu thì đối với những loại tủ có trọng lượng nhẹ bạn hãy mang ra phơi nắng. Lưu ý, thơi tủ gỗ của bạn vào buổi sáng, sau lúc tan sương, và đem vào nhà sau khi trời tối. Bởi nếu như phơi nắng quá lâu, phơi vào những ngày nắng gắt thì còn rất dễ khiến gỗ ép bị bong do mất đi sự cân bằng về độ ẩm.

Xử lý tủ gỗ ép bị mốc bằng các loại hóa chất diệt khuẩn

Xử lý tủ gỗ ép bị mốc bằng các loại hóa chất diệt khuẩn

Nếu như tình trạng nấm mốc quá nghiêm trọng, không thể xử lý một cách hiệu quả bằng hai cách trên thì các bạn cần phải sử dụng đến những hóa chất diệt khuẩn đặc dụng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng chuyên cung cấp dòng sản phẩm này khác nhau với nhiều loại, nhiều mức giá và hiệu quả cũng sẽ khác nhau. Quan trọng các bạn cần phải lựa chọn được sản phẩm phù hợp, an toàn và hiệu quả. Việc sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và các mùi mốc, hôi chắc chắn sẽ không còn vì đây là cách diệt nấm mốc tủ gỗ ép đang được đánh giá cao nhất.

Một vài lưu ý để hạn chế tình trạng nấm mốc ở tủ gỗ

Nếu như các bạn không muốn lúc nào cũng vòng quanh câu hỏi tủ gỗ bị mốc phải làm sao thì ngay từ đầu cần phải có những giải pháp hạn chế, phòng chống thích hợp. Nhất là khi “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng sẽ tốt hơn rất nhiều và sau đây sẽ là một vài lưu ý giúp các bạn giải quyết định tình trạng này.

Một vài lưu ý để hạn chế tình trạng nấm mốc ở tủ gỗ

+ Kê tủ gỗ ở vị trí thích hợp: Việc lựa chọn một vị trí đặt tủ gỗ không đơn thuần chỉ xét đến chúng có phù hợp không, tiện không và đẹp không. Bởi từ vị trí cũng sẽ hạn chế được tính trạng nấm mốc cho chiếc tủ gỗ của bạn, theo đó vị trí kê tủ cần phải là những nơi thoáng mát, không ẩm thấp tuy nhiên cũng không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào trong suốt thời gian dài.

+ Áp dụng các biệt pháp chống ẩm hiệu quả: Do đặc trưng về thời tiết ở Việt Nam nên cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này vẫn là áp dụng các biện pháp chống ẩm hiệu quả. Các bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự như như bã cà phê, than hoạt tính,.. Hoặc có thể sử dụng các sản phẩm đặc dụng như giấy dán tủ gỗ chống mốc hay miếng dán tủ chống mốc.

+ Sơn chống ẩm mốc cho gỗ: Đây là một điều rất cần thiết, ngay cả khi chất liệu gỗ đã được xử lý chống ẩm nhưng lớp sơn bên ngoài mới là yếu tố chịu tác động trực tiếp với môi trường xung quanh. Dù trước đó, sản phẩm bạn mua đã được sơn chống ẩm mốc cho gỗ nhưng theo định kỳ trong suốt quá trình sử dụng lâu dài vẫn nên sơn lại cho tủ đồ.

+ Vệ sinh bằng khăn lau thường xuyên: Để tủ quá lâu mà không lau chùi dù là vị trí kê thích hợp cũng là một trong những điều kiện cho nấm mốc phát triển. Thế nên hãy dùng một chiếc khăn bông hơi ẩm chút lau thường xuyên lên khắp bề mặt của tủ.

Mong rằng, thông qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi “Tủ gỗ ép bị mốc phải làm sao để xử lý hiệu quả?” cho mình. Chúng ta sẽ có rất nhiều cách thức để xứ lý khi tình trạng này xuất hiện, tuy nhiên không phải cách nào cũng an toàn và hiệu quả. Vì vậy, mong rằng các bạn sẽ lựa chọn cũng như tìm kiếm được một phương án đảm bảo nhất.

 

Tham khảo thêm : Gỗ MDF là gì? Ứng dụng của gỗ MDF trong ngành nội thất