Đặc trưng của các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Ngày đăng: 2019-03-13 23:34:50

Nhiều người trong chúng ta vẫn thường cho rằng các loại gỗ công nghiệp vốn là chỉ là một chất liệu duy nhất. Thế nhưng cũng như gỗ tự nhiên có gỗ xoan đào, gỗ sồi, gỗ hương,… thì gỗ công nghiệp cũng bao gồm nhiều loại khác nhau và mỗi một loại đều mang những đặc trưng riêng. Những đặc trưng riêng này sẽ quy định những ứng dụng cho từng loại gỗ công nghiệp mà bạn vẫn thường nhầm lẫn.

Lí giải sức hút của các loại gỗ công nghiệp

Ban đầu gỗ công nghiệp cho ra đời với mục địch nhằm hỗ trợ sự thiếu hụt và ngày càng trở lên han hiếm hơn của chất liệu gỗ tự nhiên. Thế nhưng sau một thời gian áp dụng loại chất liệu trong sản xuất nội thất thì chúng được đánh giá cao hơn rất nhiều. Gỗ công nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong thiết kế và thi công nội thất nhờ những tính năng ưu việt của nó mà gỗ tự nhiên không có được như đặc tính không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay về giá thành, mẫu mã, màu sắc. Đây chính là những hạn chế mà rất nhiều chuyên gia vẫn chưa thể khắc phục được đối với nguồn chất liệu truyền thống là gỗ tự nhiên cho đến hiện nay.

li-giai-suc-hut-cua-cac-loai-go-cong-nghiep

Những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp đã hoàn toàn thuyết phục được hàng loạt tiêu chí được đặt ra của khách hàng. Với những ưu điểm đã nhắc trên, thì đây chính xác là các mẫu sản phẩm nội thất phù hợp khi sử dụng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm quanh năm và sự chênh lệch nhiệt độ tại miền bắc nước ta. Tuy không bền, chắc như gỗ tự nhiên những các loại gỗ công nghiệp với mức giá thành thấp khi thành phẩm đã thu hút được đại bộ phận người tiêu dùng trong nước, nhờ phù hợp với mức thu nhập chung. Thêm vào đó các loại gỗ công nghiệp còn được đánh giá các hơn so với các chất liệu khác như nhựa, sắt, kính, vậy nên hiện nay đây là một trong những chất liệu được ưa chuộng rất nhiều đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất.

Đặc trưng nổi bật của các loại gỗ công nghiệp phổ biến

Gỗ công nghiệp MDF

Đây có lẽ là loại gỗ công nghiệp phổ biến và được nhiều người biết đến nhất. Với tên tiếng anh là Medium Density Fiberboard và được hiểu là ván sợi mật độ trung bình. Thành phần chính tạo nên loại gỗ công nghiệp này là các mảnh vụn, nhánh cây, phần thừa,…của cây gỗ tự nhiên. Sau đó sẽ được đập nhỏ, nghiền nát bằng máy, tạo thành các sợi gỗ nhỏ cellulo. Tiếp đến người ta sẽ đưa toàn bộ những sợi gỗ này vào bồn để rửa trôi hết các tạp chất, khoáng chất nhựa còn sót lại, rồi đưa vào máy trộn có sẵn keo và các chất kết dính chuyên dụng để nén thành nguyên tấm cho tiện sản xuất. Đây là loại gỗ công nghiệp có bề mặt phẳng nhẵn và có cấu trúc tinh thể đồng nhất và có màu rơm nhạt.

>> Xem thêm: Những loại cây không nên trồng trong nhà

gỗ công nghiệp mdf

Hiện nay đây được coi là một trong những loại gỗ công nghiệp ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới không chỉ bởi giá thành ổn định mà còn do tính bề mặt phong phú. Ván gỗ MDF có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine, hơn 80 mã màu laminate đem lại tính thẩm mỹ và đa dạng cho không gian nội thất. Thêm vào đó loại gỗ công nghiệp này còn có vẻ ngoài sang trọng khi kết hợp với veneer nhân tạo hoặc veneer gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ tần bì,…

Gỗ công nghiệp MDF hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nội thất như giường, tủ, bàn, vách ngăn … Đặc biệt đây cũng là chất liệu được dùng trong sản xuất nội thất trẻ em rất nhiều vì tính an toàn và thân thiện với sức khỏe trẻ nhỏ.

Gỗ công nghiệp MFC

Tên tiếng anh của gỗ công nghiệp MFC là Melamine Faced Chipboard, là loại Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine và có những loại cây gỗ dành riêng để sản xuất chất liệu này. Đó là các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. Tiếp đó các loại thân gỗ này sẽ được băm nhỏ và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày cho ván gỗ. Sau khi đã trộn đều các sợi gỗ và keo với nhau sau đó sẽ phủ lên một lớp Melamine bảo vệ, lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước.

gỗ công nghiệp mfc

Gỗ công nghiệp MFC hiện nay được chia ra làm hai loại loại thường và loại chống thấm. Gỗ MFC loại thường có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ tự nhiên, tạo cảm giác như gỗ thật. Nên loại gỗ công nghiệp này được sử dụng rộng rãi trong nội thất văn phòng, nhà ở rất nhiều nhờ bề ngoài sang trọng. Còn đối với loại gỗ MFC chống thấm Ngoài 80 màu MFC loại thường có hầu như tất cả các loại MFC chống ẩm lõi xanh V313 tương tự màu như MFC loại thường. Nhờ cơ chế chống ẩm, chống thấm nên người ta đưa loại chất liệu này dùng phổ biến trong sản xuất tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh, phòng thí nghiệm, bệnh viện, trường học, những nơi ẩm ướt,…

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF là viết tắt của từ High Density Fiberboard với nguyên liệu chính tạo thành từ 80 – 85% gỗ tự nhiên và các phụ gia giúp tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Nguyên liệu gỗ tự nhiên dùng trọng sản xuất là từ nguyên liệu gỗ tận dụng bìa, cạnh, mạt cưa, cành ngọn của cây tự nhiên hay gỗ rừng trồng. Sau đó người ta sẽ luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000C – 2000C, nhằm xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước. Tiếp đó sẽ đưa toàn bộ hỗn hợp này được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm, ngoài ra còn có các kích thước phục vụ theo nhu cầu sản xuất.

gỗ công nghiệp hdf

Bên trong ván gỗ công nghiệp HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên. Thêm vào đó chúng còn có tác dụng cách âm và cách nhiệt khá tốt nên thường sử dụng trong phòng ngủ, phòng bếp,…Đây cũng chính là giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, và cửa ra vào. Vừa cách được những tạp âm từ bên ngoài giúp không gian bên trong gia đình được yên tĩnh mà tuổi thọ sử dụng cũng rất ổn định.

Gỗ công nghiệp Plywood

Được ra đời từ ngành kĩ thuật công nghiệp Newyork những năm 1980, đến năm 1990 thì chúng chính thức xuất hiện tại nước ta thông qua các công ty liên doanh Việt – Mỹ. Đây được coi là một loại gỗ dán, làm từ nhiều lớp gỗ lạng xắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp sao cho thật tự nhiên và khớp với nhau. Các lớp này được liên kết với nhau bằng keo Phenol hoặc keo Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ Plywood thành phẩm. Trong đó keo phenol có tác dụng chịu nước nên ván ép sử dụng loại keo này được sử dụng rộng rãi hơn trong trang trí nội thất mà người ta thường gọi với tên gỗ plywood chịu nước hay gỗ plywood chống ẩm.

gỗ công nghiệp plywood

Trong đó hiện nay gỗ Plywood được dán bằng keo Phenol nên mang ưu điểm là có độ cứng cao, phẳng, chịu nước cực tốt vì thế loại gỗ công nghiệp này sẽ thường được dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu, ngành xây dựng…và sử dụng nhiều trong trang trí sản phẩm nội thất trong nhà, nội thất ngoài trời.

Gỗ công nghiệp ghép thanh

Chúng được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng, sau đó chia thành  những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí cho thật bắt mắt. Đây là một trong những loại gỗ công nghiệp có nhiều tính năng ưu việt mới như: Không bị mối mọt, không bị co ngót cong vênh, mẫu mã đa dạng phong phú, bề mặt được xử lý nên có độ bền màu tốt, có khả năng chịu va đập và chống xước cao. Và đây chính là một trong những giải pháp hữu ích nhằm thay thế cho tình trạng ngày càng han hiếm các chất liệu gỗ tự nhiên tốt từ các thân gỗ lâu năm.

gỗ công nghiệp ghép thanh

Gỗ ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm nội thất khác. Đây là một trong loại gỗ công nghiệp được đánh giá cao nhờ tính đa năng, linh hoạt trong công dụng và sản xuất.

Các loại gỗ công nghiệp ngày càng được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đặc trưng của từng loại giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quy trình, thành phần cấu tạo bên trong. Để từ đó biết rằng từng loại gỗ công nghiệp sẽ có những ứng dụng riêng thích hợp, giúp việc sử dụng chúng đạt được hiệu quả cao nhất.